Hướng dẫn bạn tự sửa tất cả các loại vòi gật gù bị rỉ nước
Trong mỗi gia đình hiện nay không nhiều thì chí ít cũng có một cái vòi gật gù. Như vòi rửa vát, vòi rửa tay phòng tắm, hay vòi tắm hoa sen. Hiện tượng vòi nước gật gù sau một thời gian sử dụng thường hay bị rò rỉ nước là rất hay gặp. Nhất là những loại vòi hàng bình dân có giá từ 600k đến 1 triệu là hay sảy ra hiện tượng trên.
Các chuyên gia của Điện Nước Việt xin chia sẻ cấu tạo và hướng dẫn bạn tự sửa tất cả các loại vòi gật gù bị rỉ nước. Quý vị nên tham khảo và hoàn toàn có thể tự sửa vòi gật gù bị rò rỉ nước cho gia đình mà không cần gọi thợ Điện Nước.
Dụng cụ để làm việc:
- Bộ tuốc lơ vít 2, 4 cạnh
- Bộ cơ lê, kìm nước
- Giăng cao xu các loại, băng tan, keo gắn ống…
1 – Cấu tạo chung của hầu hết các loại vòi gật gù hiện nay.
Hầu hết các loại vòi gật gù hiện nay đều có cấu tạo chung, Nguyên lý cơ học, và làm việc tương đối giống nhau. Chúng tôi xin giới thiệu một loại cơ bản. Các loại vòi nước gật gù khác các bạn làm tương tự. Về cấu tạo thì vòi gật gù được chia làm 2 phần.
- Phần 1: Là phần vỏ, bao gồm tất cả các phần như chân ren để nối với đường nước chờ, cần gạt, màng lọc.
- Phần 2: Là phần lõi, gồm một bộ lõi bên trong để chia nước nóng lạnh, cấp mở nước ( Vòi bị rò rỉ chủ yếu là do phần lõi )
Với phần vỏ này bạn tháo như sau:
- Bạn dùng tuốc lơ vít 2 cạnh bạn cạy nút màu đỏ xanh ra. Với các loại vòi khác bạn quan sát đằng sau, hoặc bên cạnh thường là logo hay những nút màu đỏ xanh như vậy. Bạn cứ dùng tuốc lơ vít 2 cạnh cạy cái nút đỏ xanh ra.
- Khi bạn cậy nút màu đỏ xanh ra rùi, bạn sẽ thấy có một con ốc vít ( thường là 2 cạnh ) bạn dùng tuốc lơ vít xoáy tháo con ốc đó ra.
- Khi tháo con ốc ra rùi, bước tiếp theo bạn nhẹ nhàng rút cần gạt gật gù lên, và dùng kìm nước xoáy ren của lắp đậy bên trên ra. Thao tác này cần nhẹ nhàng tránh làm vỡ ren, gây khó khăn cho quá trình lắp vào.
Thực hiện xong 3 bước này là bạn đã tháo xong Vòi nước gật gù rùi. Bạn đã hoàn thành 25% công việc.
2 – Kiểm tra phần lõi xem có rò gỉ nước hay không ?
Sau khi đã tháo được vòi nước gật gù rùi. Bạn nhìn vào sẽ thấy một lõi có 3 chân màu xanh hoặc màu trắng như hình dưới đây.
Nguyên nhân rò rỉ nước chính là đây. Đến 99% nguyên nhân vòi nước gật gù rò rỉ nước là do cái lõi này. Lý do: bởi chúng ta sử dụng lâu quá rùi, gạt đi, gạt lại hàng nghìn lần rùi, dẫn đến giăng cao su không còn xít nữa. Từ đó dẫn đến hiện tượng rò rỉ nước. ” bạn kiểm tra phần lõi, phần giăng cao su.
3- Cách khắc phục:
- Với những loại vòi mà quý vị mua ban đầu có giá từ 250k đến 400k thì lên thay vòi gật gù khác. Chúng ta không sửa làm gì cho mất công. Bởi tiền thay lõi, công sức chúng ta bỏ ra thì đắt hơn tiền thay lõi rùi.
- Với những loại vòi có giá từ trên 600k trở lên thì các bạn mới lên sửa. Các bạn ra của hàng bán đồ điện nước bảo họ bán cho một ” bộ lõi cấp xả bên trong vòi gật gù” hoặc ” bảo hộ bán cho 1 cái óc chó cho vòi gật gù “. Chú ýlà cái này có 2 loại một loại chân to, và một loại chân nhỏ. Bạn cần kiểm tra cái cũ của mình để mua cho đúng. Mà tốt nhất là bạn cầm luôn cái đó ra của hàng bảo họ để cho một cái giống ý hệt như vậy là được.
- Giá của 1 cái óc chó này chỉ khoảng 80k loại nhỏ, hoặc 120k loại to. ( đây là giá công ty mình bán ) còn các cửa hàng bán lẻ có thể đắt hơn hoặc rẻ hơn tùy chỗ. Nhưng chênh nhau không quá 50k. Các bạn nhớ giá đừng để bị chặt chém nhé.
Khi đã mua được đúng cái lõi rùi thì về các bạn lắp lại là xong. Chú ý là tháo ra như thế nào thì lắp lại đúng như vậy. Việc tháo lắp này rất đơn giản, chỉ cần bạn quan sát một chút và có đầy đủ dụng cụ. Công việc này ai trong gia đình cũng có thể làm được. Chỉ cần bạn bớt chút thời gian là được, vừa không mất tiền gọi thợ, vừa được làm việc sả stress.
9 sai lầm thường gặp khi lắp đặt hệ thống cấp thoát nước dân dụng
Điện Nước Việt xin giới thiệu một số sai lầm thường gặp khi lắp đặt hệ thống cấp thoát nước trong gia đình. Đây tuy là những sai lầm rất cơ bản, rất nhỏ nhưng nếu không để ý, sau này rẽ rất phiền phức khi sử dụng hệ thống cấp thoát nước trong gia đình.
- Độ dốc của đường ống không đúng.
Trong một vài trường hợp độ dốc của ống ngang có thể nhỏ hơn ( 1,5mm) nhưng độ dốc lý tưởng là 6,5mm cho 300mm chiều dài ống (2%). Với độ dốc này , cho phép nước thải chảy chậm đủ để mang theo chất rắn và cũng đủ nhanh để vét sạch thành của ống . Ống dốc quá (>4%) cũng dễ bị tắc như ống có độ dốc không đủ , bởi vì chất lỏng di chuyển quá nhanh và để lại chất rắn ở phía sau .
- Bẫy nước không được thông khí :
Bẫy nước và thông khí là những khái niệm dễ bị hiểu sai nhất của hệ thống nước . Chức năng chính của chúng là duy trì ngăn cách vệ sinh giữa không gian sinh hoạt và hệ thống nước thải . Nếu không có bẫy nước ngăn cách thiết bị , các khí độc , hôi thối sẽ lọt vào trong nhà . Nếu thông khí không đúng cách , nước trong các bẫy sẽ bị hút hết , để lại bẫy nước bị khô và vô dụng.
- Thông khí phẳng ( nằm ngang) :
Tất cả các cách thông khí cho bẫy được chia làm 2 loại : ướt và khô . Thông khí ướt là sử dụng ống thoát quá khổ mà cũng làm ống thông khí. Thông khí khô là dùng các ống riêng chỉ có 1 chức năng là cung cấp khí cho hệ thống . Cả 2 loại đều bị mất tác dụng khi bị lấp kín , nhưng thông khí ướt được giữ thông thoáng bằng sự rửa trôi của dòng nước thải chảy xuống . Tuy nhiên ,nước mà dùng để rửa trôi trong hệ thống thông khí khô lắp đặt không đúng cách , có thể bị tắc cùng với các chất thải mà nó mang theo cùng .
- Ống thông khí nằm ngang bên dưới lỗ xả tràn :
Bất cứ phần nào của ống thông khí nằm dưới mực xả tràn đều phải có khả năng thoát nước sau khi thiết bị bị tràn do ống thoát bị tắc .
- Không làm đủ cửa thăm :
Cho dù hệ thống thoát nước được thiết kế tốt và làm rất cẩn thận thì vẫn có thể bị tắc nghẽn. Cửa thăm để thông tắc và làm sạch ống phải được bố trí ở nhũng nơi có nhiều nguy cơ và phải thuận tiện cho thao tác.
Bố trí cửa thăm nơi đường ống chính toà nhà thoát ra ngoài.
Bố trí cửa thăm nơi đường ống đứng gặp đường ống ngang.
Bố trí cửa thăm nơi mà đường ống chuyển hướng.
Bố trí ít nhất 1 cửa thăm trên mỗi đoạn ống dài £ 30 m .
- Cửa thăm không tiếp cận được :
Điều này thường xuyên sảy ra . Cửa thăm được lắp đặt đúng cách phải cho phép người thợ tiếp cận được và phải có đủ không gian để làm việc . Khoảng trống ít nhất từ 30 đến 45 cm .
- Không đủ khoảng trống không khí :
Để đảm bảo nước thải không bị hút ngược trở lại đường cấp nước , khoảng trống nhỏ nhất cần phải được duy trì giữa vòi nước và lỗ xả tràn của thiết bị ( bồn rửa ). Hay xảy ra với vòi xịt ( sen ) không có van chặn 1 chiều.
- Không đủ không gian xung quanh bệt xí và chậu rửa :
Phải bố trí đủ không gian , để những người cao lớn có thể sử dụng một cách thoải mái . Khoảng cách tối thiểu được chỉ ra ở hình dưới. (đơn vị mét ).
- Áp lực và nhiệt độ van xả của bình nước nóng không được điều chỉnh đúng :
Nếu không có thiết bị bảo vệ , nhiệt độ và áp lực của nước nóng sẽ tiếp tục tăng cho đến khi làm nổ bình nước nóng . Để bảo vệ bình và tránh khỏi những nguy hiểm này , cần phải lắp đặt van xả an toàn cho bình nước nóng ( nếu bình không được trang bị ). Van này sẽ tự động xả nước nóng ra ngoài khi mà nước trong bình vượt quá nhiệt độ và áp suất cài đặt. Đường ống thoát của van xả phải lắp đúng cỡ , đúng độ dốc , không được có van để đảm bảo thoát nước của van khi xả ra
Trên đây là một số lỗi cơ bản, mà quý vị hay mắc phải. Chỉ cần để ý một chút là quý vị hoàn toàn có thể tránh được những lỗi trên. Điện Nước Việt chúc quý vị lắp đặt và sử dụng hiệu quả hệ thống cấp thoát nước trong gia đình.